- 28/10/2019
- 2571 lượt xem
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, được thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện trên cả nước. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo theo Khung đào tạo, tập huấn của Chương trình OCOP, Viện KH&CN Mekong (tổ chức NHONHO) tự hào là đối tác tư vấn, hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP quốc gia
Sau thành công của tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện Chương trình OCOP, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 (OCOP) vào tháng 5/2018 để triển khai trên phạm vi cả nước. Đây cũng là nhiệm vụ trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP, nhiều địa phương ở các tỉnh đã hợp tác với Viện KH&CN Mekong (Tổ chức NHONHO). Viện KH&CN Mekong tư vấn, hỗ trợ cách thực hiện cho các chủ thể tham gia ở từng bước cụ thể trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP:
Đội ngũ chuyên gia Viện KH&CN Mekong nhiệt tình hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng
Bước 1: Xây dựng đề án
Đánh giá thực trạng và tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở địa phương, từ đó xây dựng đề án. Trong đề án phải xây dựng được hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ ở địa phương, cán bộ quản lý hợp tác xã, chủ doanh nghiệp; kế hoạch tuyên truyền; chu trình OCOP; kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP đạt từ 3 trở lên và nâng cấp các sản phẩm;…
Bước 2: Đào tạo
Chuyên gia của Viện KH&CN Mekong đến tận địa phương để tập huấn, đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP với các nội dung như: Giới thiệu nội dung cơ bản Chương trình OCOP; các bước thực hiện chu trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn đăng ký hồ sơ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP
Bước 3: Khảo sát, thu thập thông tin tại thực địa và cơ sở sản xuất
Chuyên gia của Viện KH&CN Mekong đến thực địa và cơ sở sản xuất để khảo sát và thu thập thông tin, từ đó phân tích ưu – nhược điểm của các sản phẩm và đưa ra hướng khắc phục, chuẩn bị cho bước tiếp theo
Bước 4: Xây dựng hệ thống logo, nhẵn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc
Tư vấn cho chủ thể tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện sản phẩm nhằm đạt được thứ hạng cao khi được đánh giá; hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm về logo, nhẵn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc,…
Bước 5: Tiêu thụ
Trong quá trình hỗ trợ, tư vấn các chủ thể thực hiện Chương trình OCOP, Viện KH&CN Mekong đã thành lập các mô hình đưa sản phẩm OCOP sau khi được chứng nhận ra các kênh tiêu thụ, tiếp cận với người tiêu dùng hiệu quả hơn.
Tin bài và ảnh: Viện KH&CN Mekong (Tổ chức NHONHO)