KỸ THUẬT TRỒNG DÂU TÂY CHỊU NHIỆT
  • 13/09/2021
  • 621 lượt xem
Dâu tây được biết là đặc sản của xứ lạnh, những vùng có khí hậu nắng nóng kỹ thuật canh tác dâu tây không phải là việc không cần để nghiên cứu xây dựng quy trình. Sau đây là kỹ thuật canh tác để có thể trồng cây dâu tây tại các vùng nắng nóng.

               Chuẩn bị đất trồng

              Đất trồng dâu tây cần hàm lượng chất hữu cơ cao, đất phải giữ được độ ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt. Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Nếu sử dụng đất thường trộn thêm phân bón, xơ dừa và trấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.

             Chọn giống

          Dâu tây có rất nhiều giống khác nhau như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand,… tùy theo nhu cầu mà người trồng có thể chọn cho thích hợp. Nếu chọn cây giống, nên chọn cây dâu tây có đường kính tán lá từ 10 – 15 cm . Tình trạng cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Mô hình nông nghiệp đô thị, dâu tây. 

             Ươm hạt, trồng và chăm sóc cây dâu

           Ngâm hạt giống trong nước từ 5-7 giờ, sau đó vớt hạt ra và tiến hành ươm bằng cách cho lạt lên khăn giấy ẩm để hạt nhanh nẩy mầm. Hạt nẩy mầm được chuyển hạt ra bầu chứa giá thể là tro trấu và mụn dừa tỷ lệ 1:1, và khi cây lên cao khoản 15 cm, cây được mang sang chậu trồng (chứa sẵn đất trồng theo hướng dẫn ở phần trên), cần che nắng cho cây trong 2-3 ngày đầu khi mới chuyển sang chậu trồng. Thời gian sau, luôn đặt chậu cây dâu tây ở vị trí đón được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp nhất, từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.

          Dùng nước thường để tưới cho cây dâu ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều khi trời đã tắt nắng, tránh dùng nước bẩn làm lây lan dịch bệnh cho cây.

         Phân bón cho cây dâu, có thể dùng các loại phân có bán trên thị trường tại các đại lý phân bón. Ngoài ra thì cũng có thể dùng phân chuồng đã ủ hoai với lượng hợp lý.  Gia đoạn ra hoa, cần chú ý diệt kiến vì chúng sẽ tấn công cây và ăn hết quả kể cả quả non còn xanh. Nếu trồng bằng chậu thì nên đưa quả ra ngoài thành chậu để tiện chăm sóc và theo dõi sâu bọ.

         Sau một thời gian cây dây tự động nhãy các nhánh con và đến độ già nhất định các nhánh con sẽ tự mọc rễ thành cây mới. Khi đó sẽ tiến hành hướng nhánh con đang mọc rễ sang một chậu mới và khi thấy cây hoàn toàn mọc khỏe mạnh, có thể cắt ra để tách thành một chậu cây mới.

Dâu tây giai đoạn cho trái

Dâu tây giai đoạn cho trái

            Cây có dấu hiệu bị vàng lá, đây có thể là triệu chúng của việc thiếu nắng, nước hoặc thiếu phân. Khi đó cần kiểm tra và xử lý thích hợp

            Khi phát hiện  cây bị bệnh, cần loại bỏ ngay cây bị bệnh, cắt tỉa các lá già cho gọn và sạch tránh tình trạng um tùm giúp sâu bệnh dễ phát triển.

            Trồng và chăm sóc tốt sẽ tạo ra nguồn trái cây sạch và giàu dinh dưỡng cho gia đình quanh năm mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

           Viện KH&CN Mekong Cần Thơ đang thực hiện các mô hình nông nghiệp đô thị như trồng dâu tây hữu cơ tại Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh lân cận. Viện sẵn sàng hợp tác trong triển khai và chuyển giao quy trình kỹ thuật cùng các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp khi có nhu cầu./.

                                                                                   Viện KH&CN Mekong Cần Thơ

Viện Khoa học và Công nghệ Mekong
Contact Me on Zalo