SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỒNG RUỘNG SAU LŨ LỤT
  • 10/09/2021
  • 359 lượt xem
Ảnh hưởng của mưa lũ liên tiếp trong mùa mưa hàng năm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và đất sản xuất nông nghiệp. Nếu như các đợt lụt nhỏ có tác dụng bồi đắp phù sa, tiêu diệt sâu bệnh, chuột bọ… thì các đợt lụt to, ngập sâu diễn ra liên tục và dài ngày đã phần nào làm mất đi kết cấu của một số diện tích đất canh tác.

              Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật (rong, rêu, tảo...), động vật (giun quế, côn  trùng...), vi sinh vật... Các sản phẩm này có độ an toàn cao, thân thiện với con người và môi trường, không độc hại cho vật nuôi, cây trồng, thủy sản khi sử dụng để xử lý môi trường. Trong chế phẩm sinh học thường chứa các chủng vi sinh vật có lợi, nhóm các chủng vi sinh vật thông dụng nhất là nhóm các vi sinh vật đối kháng, cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, Trichoderma spp., Bacillus spp. và được dùng trong phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng, xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi…

Nguyên lý hoạt động của Trichoderma spp.

Nguyên lý hoạt động của Trichoderma spp.

Tác dụng của Trichoderma spp. sau khi xử lý môi trường trong đất nông nghiệp

Tác dụng của Trichoderma spp. sau khi xử lý môi trường trong đất nông nghiệp

             Cách xử lí: -  Phun trực tiếp tại đồng ruộng: Hòa tan chế phẩm (dạng nước hoặc dạng bột) vào bình phun và phun đều trên mặt ruộng với lượng như trên bao bì hướng dẫn. Sau đó, cho nước vào ruộng ngập khoảng 3 – 5 cm và trang lại cho bằng phẳng để ruộng trống 7-10 ngày. Cho nước vào ruộng và gieo sạ bình thường. - Ủ phân hữu cơ từ việc thu gom rác thải hữu cơ sau mưa lũ: Thu gom các loại thân lá cây, rác hữu cơ bị tấp ứ sau lũ tại điểm có nền ủ tương đối bằng phẳng, cao ráo. Có thể bỏ thêm trong đống ủ 1 - 2 kg Đạm và Lân mỗi loại để bổ sung nguyên tố khoáng cho thành phẩm phân hữu cơ vi sinh. Sau đó trộn với chế phẩm sinh học đảo đều rồi chất thành đống, mỗi đống ủ cao không quá 1,5 m, phủ bạt ủ trong thời gian từ 30-45 ngày. Trong quá trình ủ, thường xuyên kiểm tra chất lượng đống ủ nếu thấy khô tưới thêm nước để đảm bảo các vi sinh vật trong chế phẩm hoạt động tốt, xác bã hữu cơ nhanh chóng được phân hũy. Sau thời gian 30-45 ngày, nông hộ có được lượng phân hữu cơ vi sinh tơi xốp để phục vụ sản xuất trong vụ Đông Xuân khi mà các loại phân chuồng trên đồng ruộng đã bị lũ cuốn trôi.

          Viện KH&CN Mekong Cần Thơ đã thực hiện nhiều chế phẩm sinh học như Trichoderma spp., Trichoderma bacillus, xạ khuẩn, vi khuẩn để xử lý môi trường đất nông nghiệp trồng lúa và cây trồng cạn sau lũ lụt kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng lân cận. Viện sẵn sàng hợp tác trong triển khai và chuyển giao quy trình kỹ thuật xử lý mô trường cho các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp khi có nhu cầu./.

Viện KH&CN Mekong Cần Thơ

 

Viện Khoa học và Công nghệ Mekong
Contact Me on Zalo