- 29/07/2021
- 344 lượt xem
Nấm hoàng đế, Calocybe indica là loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao và dược liệu thuộc hạng thượng phẩm. Tuy nhiên, thành phần dược tính trong hoàng đế sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc giống, cách nuôi và môi trường nuôi trồng
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 250.000 tấn nấm ăn, kim ngạch xuất khẩu 25 - 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch), trong đó: nấm hoàng đế chiếm 120.000 tấn. Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hoàn toàn đủ điều kiện để sản xuất nấm hoàng đế quy mô công nghiệp.
Quả thể nấm hoàng đế được nuôi tập thể
Quả thể nấm hoàng đế được nuôi cá thể
Quy trình sản xuất: Quả thể nấm hoàng đế được phân lập theo phương pháp chọn tạo dòng đơn bào tử. Giống nấm cấp 1 được nuôi trên môi trường PDA được bổ sung muối khoáng vô cơ, giống cấp 2 được nuôi trên hạt lúa và bột bắp với tỷ lệ phối trộn tối ưu. Sau cùng, quả thể nấm hoàng đế được nuôi trên môi trường bán rắn gồm mùn cưa cao su phối hợp với bột bắp và rơm rạ với tỷ lệ thích hợp. Khi tơ nấm phủ đầy cơ chất thì tiến hành mở bịch phôi và phủ lớp đất pha cát độ dày 4 cm, tạo ẩm với 75-80 %, nhiệt độ 280C, ánh sáng 700 Lux trong thời gian 8 giờ/16. Sau khi phủ lớp đất, 7-10 ngày sẽ thu hoạch đợt quả thể đầu tiên và thu liên tục trong thời gian 2-2,5 tháng, khi kỹ thuật chăm sóc đạt.
Viện KH&CN Mekong Cần Thơ thực hiện nhân nuôi quả thể nấm hoàng đế trong điều kiện bán nhân tạo đã thành công và sẵn sàng chuyển giao cho các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp khi có nhu cầu./.
Viện KH&CN Mekong Cần Thơ