CHUYỂN GIAO QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM TRÀM, Tylopilus felleus QUY MÔ CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BÁN NHÂN TẠO
  • 29/07/2021
  • 270 lượt xem
Nấm tràm, Tylopilus felleus là loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao và cả dược liệu. Đến nay, loài nấm này thu hái tự nhiên là chính

Nấm tràm là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, dùng để nấu với rau tập tàng hoặc rau lang cùng với tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ, hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt... Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng. Ở các khu du lịch hay nhà hàng, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông. Người dân thu hái được nấm Tràm đã kết hợp giữa nấm tràm với hải sản tươi như mực, tôm, hào bao … tạo ra món canh nấm tràm mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình. Ngoài ra cháo nấm tràm nấu với tôm hay các loại cá tươi, món nấm tràm xào thịt, xào tôm, canh nấm tràm nấu với rau xanh và cá.

 Quy trình sản xuất: Nấm tràm được phân lập bằng cách cắt một khối từ phần thịt mô bên trong thể quả và chuyển sang môi trường Moser’s B IV. Giống nấm tràm cấp 2 được nuôi trên môi trường hạt lúa và được ủ trong điều kiện có chủng vi khuẩn công sinh với nấm tràm đã được phân lập. Quả thể nấm tràm được nuôi trên cơ chất bán rắn gồm lá tràm phối trộn với rơm được xử lý và được nuôi trong điều kiện bán nhân tạo ở nhiệt độ 270C, ẩm độ 80% và chiếu sáng 8 giờ/12, sau 25 ngày là thu được quả thể.

Viện KH&CN Mekong Cần Thơ thực hiện nhân nuôi quả thể nấm tràm trong điều kiện bán nhân tạo đã thành công và sẵn sàng chuyển giao cho các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp khi có nhu cầu./.

                                                                             Viện KH&CN Mekong Cần Thơ

 

Viện Khoa học và Công nghệ Mekong
Contact Me on Zalo