HIỆU QUẢ CỦA NỒNG ĐỘ SILIC PHUN QUA LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) TRỒNG THỦY CANH HỒI LƯU
  • 01/06/2021
  • 352 lượt xem
Bổ sung 40 ppm Si bằng cách phun qua lá Cải ngọt vào tuần thứ 2 sau khi lên giàn thủy canh hồi lưu làm tăng sinh trưởng và năng suất cải ngọt một cách đáng kể.

Mô hình được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2019 tại nhà màng ấp Phước Trinh A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Mô hình nhằm tìm ra nồng độ Silic phun qua lá thích hợp cho sự sinh trưởng và năng suất cải ngọt trồng thủy canh hồi lưu.

Thực hiện 4 mô hình thí điểm, không bổ sung Silic (Đối chứng, A); Bổ sung 20 ppm Si; Bổ sung 40 ppm Si và Bổ sung 60 ppm Si bằng cách phun qua lá vào giai đoạn 20 ngày sau khi gieo hạt cải ngọt vào rọ nhựa (tuần thứ 2 sau khi lên giàn thủy canh).

Kết quả mô hình

Đánh giá về sinh trưởng, năng suất của cải ngọt (Brassica integrifolia) trên bốn mô hình là bốn mức độ nồng độ Si khác nhau; Trong bốn mô hình thí điểm thì mô hình với nồng độ 40 ppm Si được phun qua lá là tối ưu nhất cho Cải Ngọt (Brassica integrifolia) phát triển tốt nhất và giúp cải thiện được một số chỉ tiêu như phát triển về chiều cao cây, tăng chiều dài lá và chiều rộng lá ở thời điểm 30 NSKT, điều này góp phần cải thiện rất nhiều về chỉ tiêu thành phần năng suất cũng như khối lượng cả cây và khối lượng thân lá. Ngoài ra, còn giúp gia tăng về năng suất tổng và năng suất thương phẩm.

Mô hình cái ngọt trồng thủy canh hồi lưu được bổ sung 40 ppm Si qua lá

Thay lời kết

Bổ sung 40 ppm Si qua lá ở thời điểm 20 ngày sau khi gieo hạt Cải ngọt (Brassica integrifolia) trồng thủy canh hồi lưu làm tăng sinh trưởng và năng suất.

Viện Khoa học và công nghệ Mekong Cần Thơ

Viện Khoa học và Công nghệ Mekong
Contact Me on Zalo