TẬP HUẤN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP
  • 13/10/2020
  • 309 lượt xem
Công ty NHONHO đồng hành cùng Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Lớp tập huấn “Tạo lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm trong khuôn khổ Chương trình OCOP” tại Lạng Sơn từ ngày 8-9/10 với mục tiêu hỗ trợ, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Công ty NHONHO đồng hành cùng Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Lớp tập huấn “Tạo lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm trong khuôn khổ Chương trình OCOP” tại Lạng Sơn từ ngày 8-9/10 với mục tiêu hỗ trợ, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Lớp tập huấn thu hút hơn 100 đại biểu là các cán bộ Văn phòng Điều phối NTM, cán bộ Phòng kinh tế - hạ tầng các huyện thị, cán bộ quản lý các Sở KH&CN và đại diện các hiệp hội làng nghề, chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên 10 tỉnh/thành khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, các sản phẩm đặc thù gắn với địa danh là những tài sản có giá trị, được xem như những thương hiệu mang tính cộng đồng. Thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ của Trung ương và địa phương về phát triển tài sản trí tuệ, thương hiệu của nhiều đặc sản địa phương đã được tạo lập, quản lý và khai thác hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp cải thiện đời sống người dân.

Ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT phát biểu khai mạc

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, ngày làm việc thứ nhất, các diễn giả đến từ Cục SHTT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cùng hai đơn vị tư vấn đã trình bày các nội dung về bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm và các chủ thể tham gia chương trình OCOP; quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm đã được bảo hộ để phát triển theo chuỗi giá trị và các công cụ, giải pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Các diễn giả của lớp tập huấn  

Đơn vị tư vấn Công ty NHONHO đã chia sẻ về các công cụ và giải pháp quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp tại địa phương (liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm; đổi mới công nghệ mềm, chứng nhận tiêu chuẩn tiên tiến như VietGAP, GlobalG.A.P, UTZ-certified, 4C, FOS, Rainforest, Naturland, ASC, BAP, nông nghiệp hữu cơ của Mỹ, EU, Nhật, Canada, IFOAM, HACCP, ISO22000, FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO26001, ISO27001, ISO45001, ISO50001, GlobalGAP CoC, BAP, ASC CoC, BRC, IFS... Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý mã vạch, QRcode, tem nhãn chống hàng giả; đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm).

Ông Hoàng Trọng Định – Phó Giám đốc Công ty NHONHO chia sẻ tại lớp tập huấn

Lớp tập huấn cũng dành nhiều thời gian để các địa phương chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn. Theo đó, bà Bế Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn đã chia sẻ: Với tiềm năng về địa hình, khí hậu cũng như truyền thống lịch sử lâu đời, mục tiêu phấn đấu của tỉnh Lạng Sơn định hướng đến năm 2030 là tiêu chuẩn hóa từ 135 – 140 sản phẩm địa phương và 6 làng (bản) văn hóa du lịch cộng đồng, tập trung đa dạng hóa, chế biến sản phẩm theo chuỗi giá trị, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, triển khai đồng thời với các chương trình KH&CN của tỉnh.

Bà Bế Thị Thu Hiền phát biểu tại lớp tập huấn

Ngày làm việc thứ hai, các đại biểu đã tham gia khảo sát thực tế tại các vùng nông nghiệp, nông thôn mới và điểm du lịch văn hóa cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn.

Khảo sát thực tế tại huyện Bắc Sơn

Lớp tập huấn kết thúc thành công với nhiều giá trị mang lại cho các đại biểu tham gia.

Viện Khoa học và Công nghệ Mekong
Contact Me on Zalo